TÌM HIỂU VỀ GẠCH CERAMIC

Hiện nay, trên thị trường việt nam có rất nhiều sự lựa chọn về vật liệu dùng để ốp tường hoặc là lát sàn và một trong số đó là gạch Ceramic. Với những tính năng vượt trội. Gạch Ceramic được sử dụng khá phổ biến trên thế giới với sự đa dạng kích thước, hoa văn, màu sắc và các đặc tính sử dụng khác để viên gạch có tuổi thọ lâu bền mà giá cả phù hợp.

Để lựa chọn gạch Ceramic sao cho nó có hiệu quả cao nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản gach Ceramic.

1.Gạch Ceramic là gì?

Gạch Ceramic là những tấm có kích thức đa dạng làm từ vật liệu Ceramic (gốm), sử dụng để lát nền hoặc ốp tường. Gạch có các kích thước khác nhau, từ những kích thước nhỏ như gạch Mosaic, có diện tích bề mặt không quá 90cm2 cho đến những kích thước lớn có chiều dài các cạnh trên 1m. Độ dầy của gạch từ 5mm đối với các loại gạch ốp tường nhỏ cho đến 20 – 25 mm đối với những loại gạch có kích thước lớn.

Từ ” Ceramic ” được mô tả cho loại nguyên liệu để tạo ra gạch. Gạch Ceramic là một sản phẩm có nguồn gốc từ hỗn hợp của đất sét, cát và các chất liệu tự nhiên khác. Sau khi được sử lý theo đúng quy trình, hỗn hợp sẻ được đúc thành hình dạng theo mong muốn rồi được nung với nhiệt độ cao (từ 1000 độ C đến 1250 độ C, phụ thuộc vào từng loại gạch).

 

2. Gạch Ceramic có mấy loại?

Phân loại theo công nghệ sản xuất: gạch tráng men và gạch không tráng men

Gạch tráng men là loại gạch có bề mặt được bao phủ một lớp men màu, khiến cho viên gạch có sự độc đáo ở cả góc độ thẩm mỹ ( màu sắc, độ sáng, kết cấu…) Tất cả những đặc tính đó phụ thuộc từng loại men.

Gạch không tráng men là từng loại gạch đồng chất trên cả viên gạch, và không cần tráng một lớp men trên bề mặt gạch. Màu sắc và hoa văn của gạch không tráng men sẽ được pha trộn màu hoặc chất liệu khác với xương của gạch sau đó được nung với nhiệt độ cao.

Phân loại theo độ hút nước

Xương gạch có các lỗ vi thể liên kết với nhau và chỉ được nhìn thấy thông qua kính hiển vi chuyên dụng. những lỗ vi thể này sẽ được quyết định độ hút nước của gạch dưới các điều kiện khác nhau.

Phân loại theo kỹ thuật ép và đùn

Ép và đùn là hai kỹ thuật có thể ứng dụng trong việc sản xuất gạch Ceramic. Gạch ép được dùng bằng cách dùng máy tạo áp lực ép lên bột vật liệu. Gạch đùn được hình thành bằng cách cho nguyên liệu ở dạng bột nhão, Sau đó đùn qua một lỗ đặc biệt để tạo hình.

 

Phân loại theo màu sắc của xương: Trắng, đỏ hay hơi trắng

Màu sắc của xương phụ thuộc vào nguyên liệu được sử dụng, có thể có nhiều màu (từ màu vàng cho đến màu đỏ đậm) hoặc hơi trắng (đôi khi là trắng). Đối với một số sản phẩm gạch không tráng men, màu sắc của gạch được tạo ra bằng cách trộn thêm màu vào thành phẩm của xương.

Phân loại theo sự đa dạng của hình dạng, kích thước:

Hình dạng phổ biến nhất thường thấy của gạch là hình vuông và hình chữ nhật. Tuy nhiên, cũng có một số hình dáng phức tạp khác như hình lục lăng. Kích thước của gạch Ceramic cũng rất đa dạng từ kích thước gạch “Mosaic” cho đến kích thước chiều dài cạnh từ 60 cm trở lên và thậm chí là trên 3 m. Độ dày cũng dao động trong khoảng từ vài mm cho đến 2-3.5 cm.

Phân loại theo công năng: ốp hoặc lát, trong nhà hay ngoài trời

Một khía cạnh khác dùng để phân loại gạch đó theo công năng của gạch, ví dụ như gạch dùng cho lát nền hay ốp tường, trong nhà hay ngoài trời. xác định diện tích sử dụng là một điều rất quan trọng để đưa ra quyết định dùng loại gạch nào.

Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về sản phẩm sẻ giúp chúng ta lựa chọn sản phẩm đó một cách hiệu quả và thông minh. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải chú ý đến tính thẩm mỹ và công năng của sản phẩm. Nhà sản xuất Ceramic cũng không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm để có thể đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng: như gạch chống trơn. Loại gạch này phù hợp với các khu vực dễ bị ẩm ướt như: nhà tắm, phòng bếp hoặc khu vực cảnh bể bơi. Khi người tiêu dùng có sự lựa chọn sản phẩm một cách thông minh, thì việc trở thành cả một ” Thành phố thông minh ” là điều không hề khó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!